Như các ngôn ngữ lập trình khác, biến là một phần thiết yếu dùng để lưu trữ dữ liệu. Trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu các cách để khai báo biến trong JavaScript. Chúng ta có 3 cách để khai báo biến như sau:
-
var
: Đây là biến toàn cục -
let
: Đây là biến cục bộ -
const
: Đây là hằng số
Tùy thuộc vào mục đích mà chúng ta sẽ lựa chọn sử dụng các cách khác nhau.
Bạn nào chưa biết JavaScript là gì thì có thể đọc lại bài này nhé.
Biến là gì?
Trước hết chúng ta cần tìm hiểu xem biến là gì? Tại sao chúng ta lại phải khai báo biến. Biến là một vùng nhớ dùng để lưu trữ các giá trị. Từ đó chúng ta có thể làm việc với dữ liệu thông qua các biến. Ví dụ chúng ta có thể cộng các biến hay nối chuỗi lại với nhau…
Các cách khai báo biến trong JavaScript
1. Khai báo biến toàn cục trong JavaScript
Chúng ta có thể sử dụng từ khóa var
để khai báo biến. cú pháp như sau:
1 |
var a; |
Trong đó:
- var là từ khóa dùng để khai báo một biến toàn cụa trong JavaScript.
- a là tên biến unique do bạn tự đặt và phải đúng cú pháp của JavaScript.
Hoặc khai báo nhiều biến một lúc như thế này:
1 |
var a, b, c; |
Gán giá trị cho biến:
1 2 3 |
var a =1; var b = 2; var c = 3; |
Như tôi đã nói biến là vùng nhớ dùng để lưu trữ dữ liệu, ở đây biến a có giá trị là 1, biến b có giá trị là 2…
Trong JavaScript các biến mà không được khai báo giá trị sẽ có giá trị mặc định là undefine
.
Trong JavaScript nếu bạn khai báo biến sử dụng từ khóa var
thì biến này sẽ là một biến toàn cục. Ví dụ như:
1 2 3 4 5 6 |
var x = 10; function sum() { x += 5; } sum(); document.write(x);// 15 |
2. Khai báo biến cục bộ trong JavaScript
Cách khai báo này cũng tương tự như khi sử dụng từ khóa var.
1 |
let a = 5; |
Điểm khác biệt ở đây chính là từ khóa let chỉ có tác dụng bên trong khối mà nó được sử dụng. Vì nó là một biến cục bộ. Ví dụ:
1 2 3 4 |
if (true) { let carName = "Volvo"; } console.log(carName); |
Ở đây chúng ta sẽ nhận được một thông báo lỗi “Uncaught ReferenceError: carName is not defined” do biến carName chỉ có tác dụng bên trong if.
Một điểm cần lưu ý nữa đó chính là từ khóa let sẽ không thể khai báo lại. Ví dụ dưới đây là sai
1 2 |
let carName = "Volvo"; let carName; |
Chúng ta sẽ nhận được lỗi do biến carName đã được khai báo trước đó. “Uncaught SyntaxError: Identifier ‘carName’ has already been declared”
3. Khai báo hằng số trong JavaScript
1 |
const WEBSITE = 'vi-magento'; |
Bởi vì const là hằng số nên các bạn cần phải gán giá trị cho nó ngay khi khai báo, và không thể thay đổi giá trị của nó.
1 2 |
const WEBSITE = 'vi-magento'; WEBSITE = 'abc'; // Sai, vì const không thể thay đổi giá trị |
Cách đặt tên biến trong JavaScript
Khai báo biến trong JavaScript các bạn cần tuân thủ theo một số cú pháp nếu không sẽ gặp lỗi đấy nhé. Tất cả các biến trong JavaScript phải được đặt một tên duy nhất, không trùng nhau. Và phải được đặt theo các quy tắc sau:
- Tên biến có thể chứa chữ cái, chữ số, dấu gạch dưới hoặc ký tự $.
- Tên biến phải bắt đầu bằng chữ cái, dấu gạch dưới hoặc ký tự $.
- Tên biến có phân biệt chữ hoa chữ thường (do đó biến x và X là hai biến khác nhau)
- Không thể sử dụng các tên riêng trong JavaScript để đặt tên biến. Ví dụ bạn không thể đặt var làm tên biến được, do var là từ khóa trong JavaScript.
1 2 3 4 |
var name = 'long'; var _name = 'long'; var 01name = 'long'; // Sai, vì không thể đặt tên biến bắt đầu với số var $name = 'long'; |
Kiểu dữ liệu trong JavaScript
JavaScript có cơ chế xử lý kiểu dữ liệu rất linh hoạt. JavaScript có nhiều kiểu dữ liệu như string, number, object, array. Chúng ta sẽ học trong các bài sau:
1 2 3 |
var name = 'vi-magento'; // Kiểu string var name = 10; // Kiểu int var name = 10.5; // Kiểu float |
Phép tính trong JavaScript
Chúng ta thường sẽ sử dụng biến để thực hiện một số công việc như nối chuỗi, cộng trừ nhân chia các số với nhau hoặc gán giá trị cho biến.
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 |
// Gán giá trị cho biến website var website = 'vi-magento.com'; // Nối chuỗi var name = 'website là :' + website; // Cộng trừ nhân chia các số var x = 20 + 10; var y = 20 -10; var z = 20 * 10; var m = 20 / 10; var total = x + y; |
In giá trị của biến ra trình duyệt
Các bạn có thể sử dụng hàm document.write để in một biến hoặc một nội dung bất kỳ ra trình duyệt
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 |
<!DOCTYPE html> <html> <head> <title>Khai báo biến JavaScript</title> <meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=UTF-8"> </head> <body> <script> var name = 'vi-magento.com'; document.write(name); document.write('Hello World!'); </script> </body> </html> |
Kết luận
Trong bài viết này chúng ta đã được học về các cách khai báo biến trong JavaScript. Tùy vào trường hợp thì các bạn hãy chọn cách khai báo cho phù hợp nhé.
Tham khảo: https://www.w3schools.com/