Linux là tên gọi của một hệ điều hành máy tính và cũng là tên hạt nhân của hệ điều hành. Nó có lẽ là một ví dụ nổi tiếng nhất của phần mềm tự do và của việc phát triển mã nguồn mở.
Phiên bản Linux đầu tiên do Linus Torvalds viết vào năm 1991, lúc ông còn là một sinh viên của Đại học Helsinki tại Phần Lan. Ông làm việc một cách hăng say trong vòng 3 năm liên tục và cho ra đời phiên bản Linux 1.0 vào năm 1994. Bộ phận chủ yếu này được phát triển và tung ra trên thị trường dưới bản quyền GNU General Public License. Do đó mà bất cứ ai cũng có thể tải và xem mã nguồn của Linux.
Một cách chính xác, thuật ngữ “Linux” được sử dụng để chỉ Nhân Linux, nhưng tên này được sử dụng một cách rộng rãi để miêu tả tổng thể một hệ điều hành giống Unix (còn được biết đến dưới tên GNU/Linux) được tạo ra bởi việc đóng gói nhân Linux cùng với các thư viện và công cụ GNU, cũng như là các bản phân phối Linux. Thực tế thì đó là tập hợp một số lượng lớn các phần mềm như máy chủ web, các ngôn ngữ lập trình, các hệ quản trị cơ sở dữ liệu, các môi trường làm việc desktop như GNOME và KDE, và các ứng dụng thích hợp cho công việc văn phòng như OpenOffice, LibreOffice.
Khởi đầu, Linux được phát triển cho dòng vi xử lý 386, hiện tại hệ điều hành này hỗ trợ một số lượng lớn cáckiến trúc vi xử lý, và được sử dụng trong nhiều ứng dụng khác nhau từ máy tính cá nhân cho tới các siêu máy tính và các thiết bị nhúng ví dụ như các máy điện thoại di động.
Ban đầu, Linux được phát triển và sử dụng bởi những người say mê. Tuy nhiên, hiện nay Linux đã có được sự hỗ trợ bởi các công ty lớn như IBM và Hewlett-Packard, đồng thời nó cũng bắt kịp được các phiên bản Unixđộc quyền và thậm chí là một thách thức đối với sự thống trị của Microsoft Windows trong một số lĩnh vực. Sở dĩ Linux đạt được những thành công một cách nhanh chóng là nhờ vào các đặc tính nổi bật so với các hệ thống khác: chi phí phần cứng thấp, tốc độ cao (khi so sánh với các phiên bản Unix độc quyền) và khả năng bảo mật tốt, độ tin cậy cao (khi so sánh với Windows) cũng như là các đặc điểm về giá thành rẻ, không bị phụ thuộc vào nhà cung cấp. Một đặc tính nổi trội của nó là được phát triển bởi một mô hình phát triển phần mềm nguồn mở hiệu quả.
Tuy nhiên, hiện tại số lượng phần cứng được hỗ trợ bởi Linux vẫn còn rất khiêm tốn so với Windows vì các trình điều khiển thiết bị tương thích với Windows nhiều hơn là Linux. Nhưng trong tương lai số lượng phần cứng được hỗ trợ cho Linux sẽ tăng lên.
Ưu điểm của Linux
Sự độc bá của Windows và Mac OS không ngăn cản được những hệ điều hành phát triển. Hệ điều hành mã nguồn mở như Linux vẫn phát triển mạnh mẽ. Ngoài những chức năng thường, Linux còn sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội khác. Chẳng hạn như:
- Không tốn nhiều chi phí mua bản quyền
- Tính bảo mật tương đối cao
- Tính linh hoạt
- Có thể hoạt động tốt trên các máy tính cấu hình yếu
Hãy cùng Mắt Bão tìm hiểu chi tiết!
Không tốn chi phí mua/bán bản quyền
Với hệ điều hành này, bạn không cần phải bỏ phí mua bản quyền mà có thể sử dụng đầy đủ các tính năng. Bao gồm các ứng dụng văn phòng OpenOffice và LibreOffice.
Tính bảo mật cao
Tất cả những phần mềm độc hại như virus, mã độc… đều không thể hoạt động trên Linux. Do đó, độ bảo mật của hệ điều hành rất cao.
Tính linh hoạt
Đặc biệt, người dùng còn có thể chỉnh sửa hệ điều hành theo nhu cầu sử dụng của mình. Đây chính cơ hội lý tưởng cho các lập trình viên cũng như các nhà phát triển.
Hoạt động “mượt” trên các máy tính có cấu hình yếu
Với Linux, khi nâng cấp lên phiên bản mới, các máy tính có cấu hình yếu vẫn sẽ được nâng cấp và hỗ trợ thường xuyên – tức chất lượng hoạt động vẫn trơn tru và ổn định.
Nhược điểm của Linux
Tuy nhiên, hệ điều hành Linux vẫn có một vài điểm hạn chế như:
- Số lượng ứng dụng được hỗ trợ trên Linux còn hạn chế.
- Một số nhà sản xuất không phát triển driver hỗ trợ nền tảng Linux.
Nếu trước đó đã quen sử dụng một hệ điều hành khác thì khi chuyển sang Linux, bạn sẽ mất không ít thời gian để làm quen lại với hệ điều hành này.
VPS Linux
Máy chủ ảo VPS – Virtual Private Server được phân chia từ một máy chủ vật lý, có tính chất như một máy chủ riêng biệt. Máy chủ ảo được tạo ra nhờ vào công nghệ ảo hóa, nó sẽ có những tính chất chia sẻ tài nguyên khác nhau tùy vào công nghệ ảo hóa được sử dụng. Cũng như một máy chủ vật lý, máy chủ ảo được chạy trên các nền tảng hệ điều hành khác nhau. Trong đó, VPS Linux được sử dụng rất phổ biến. Vậy, bài này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu VPS Linux nhé.
Có rất nhiều loại VPS khác nhau:
- VPS Windows và VPS Linux là hai hệ điều hành phổ biến nhất hiện nay
- Open VZ VPS, Xen VPS, KVM, VMWare… là công nghệ ảo hóa được sử dụng để phân chia máy chủ vật lý thành các máy chủ ảo khác nhau
VPS Linux là một máy chủ ảo được xây dựng trên nền tảng Linux, hiện nay Linux đang thống lĩnh thị trường máy chủ, có tới hơn 60% các máy chủ chạy hệ điều hành Linux.
VPS Linux thường được sử dụng để làm:
- Máy chủ web hosting
- Máy chủ hệ thống tên miền – DNS
- Máy chủ thư điện tử
- Tạo các môi trường ảo để lập trình, nghiên cứu và phân tích virus
- Các dịch vụ Web khác
Linux là phần mềm mã nguồn mở rẻ hơn Window, máy chủ hoạt động trên nền tảng Linux linh hoạt và hỗ trợ cho nhiều loại ứng dụng hơn, vì vậy mà hệ điều hành Linux được lựa chọn ưu tiên hơn. Tuy nhiên, vẫn có một số ứng dụng hỗ trợ hơn khi hoạt động trên Windows. Vì thế, khi bạn cần cài đặt sử dụng ứng dụng đó thì nên lựa chọn VPS Windows